DANH SÁCH LĨNH VỰC
Hỏi đáp mới nhất
THÔNG BÁO MỚI
Các Đơn vị tham gia trả lời tại Hệ thống
Tra cứu câu hỏi theo lĩnh vực
Tại Luật quản lý thuế số 38/2019/QH14 ngày 13/6/2019 của Quốc Hội quy định về quản lý thuế;
Tại khoản 5 Điều 7 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định tổ chức, cá nhân thực hiện khai thuế thay, nộp thuế thay cho người nộp thuế phải có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các quy định về khai thuế, nộp thuế như quy định đối với người nộp thuế tại Nghị định này, bao gồm:
“5. Tổ chức, cá nhân thực hiện khai thuế thay, nộp thuế thay cho người nộp thuế phải có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các quy định về khai thuế, nộp thuế như quy định đối với người nộp thuế tại Nghị định này, bao gồm:
- a) Tổ chức, cá nhân thực hiện khai thuế thay, nộp thuế thay cho người nộp thuế theo quy định của pháp luật về thuế.
…
- c) Tổ chức hợp tác kinh doanh với cá nhân thì cá nhân không trực tiếp khai thuế. Tổ chức có trách nhiệm khai thuế giá trị gia tăng đối với toàn bộ doanh thu của hoạt động hợp tác kinh doanh theo quy định của pháp luật về thuế và quản lý thuế của tổ chức mà không phân biệt hình thức phân chia kết quả hợp tác kinh doanh, đồng thời khai thay và nộp thay thuế thu nhập cá nhân cho cá nhân hợp tác kinh doanh. Trường hợp tổ chức hợp tác kinh doanh với cá nhân là hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh theo quy định tại khoản 5 Điều 51 Luật Quản lý thuế, mà cá nhân có ngành nghề đang hoạt động cùng với ngành nghề hợp tác kinh doanh với tổ chức thì tổ chức và cá nhân tự thực hiện khai thuế tương ứng với kết quả thực tế hợp tác kinh doanh theo quy định.
…”
Tại Thông tư số 40/2021/TT-BTC ngày 01/06/2021 của Bộ Tài Chính hướng dẫn thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân và quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh quy định như sau:
- Tại Điều 1 quy định phạm vi điều chỉnh như sau:
“Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này hướng dẫn về thuế giá trị gia tăng (GTGT), thuế thu nhập cá nhân (TNCN) và quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh.”
- Tại Điều 2 quy định đối tượng áp dụng như sau:
“Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh là cá nhân cư trú có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc tất cả các lĩnh vực, ngành nghề sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật, bao gồm cả một số trường hợp sau:
- a) Hành nghề độc lập trong những lĩnh vực, ngành nghề được cấp giấy phép hoặc chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật;
- b) Hoạt động đại lý bán đúng giá đối với đại lý xổ số, đại lý bảo hiểm, đại lý bán hàng đa cấp của cá nhân trực tiếp ký hợp đồng với doanh nghiệp xổ số, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp bán hàng đa cấp;
- c) Hợp tác kinh doanh với tổ chức;
- d) Sản xuất, kinh doanh nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối, nuôi trồng, đánh bắt thủy sản không đáp ứng điều kiện được miễn thuế theo quy định của pháp luật về thuế GTGT, thuế TNCN;
đ) Hoạt động thương mại điện tử, bao gồm cả trường hợp cá nhân có thu nhập từ sản phẩm, dịch vụ nội dung thông tin số theo quy định của pháp luật về thương mại điện tử.
...
- Cá nhân cho thuê tài sản;
- Cá nhân chuyển nhượng tên miền internet quốc gia Việt Nam “.vn”;
- Tổ chức hợp tác kinh doanh với cá nhân;
- Tổ chức, cá nhân khai thuế thay, nộp thuế thay cho cá nhân;
…
- Cơ quan thuế, cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân khác có liên quan.”
- Tại Điều 16 quy định quản lý thuế đối với tổ chức, cá nhân khai thuế thay, nộp thuế thay cho cá nhân:
“1. Hồ sơ khai thuế
- a) Hồ sơ khai thuế tháng, quý đối với tổ chức khai thuế thay, nộp thuế thay cho cá nhân trong trường hợp cá nhân hợp tác kinh doanh với tổ chức; tổ chức chi trả cho cá nhân đạt doanh số; tổ chức là chủ sở hữu sàn giao dịch thương mại điện tử; tổ chức tại Việt Nam là đối tác của nhà cung cấp nền tảng số ở nước ngoài (không có cơ sở thường trú tại Việt Nam) thực hiện chi trả thu nhập cho cá nhân quy định tại điểm 8.4 Phụ lục I - Danh mục hồ sơ khai thuế ban hành kèm theo Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ, cụ thể như sau:
- Tờ khai thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh theo mẫu số 01/CNKD ban hành kèm theo Thông tư này;
- Phụ lục Bảng kê chi tiết hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh (áp dụng đối với tổ chức, cá nhân khai thuế thay, nộp thuế thay cho cá nhân; cá nhân hợp tác kinh doanh với tổ chức; tổ chức chi trả cho cá nhân đạt doanh số; tổ chức là chủ sở hữu sàn giao dịch thương mại điện tử; tổ chức tại Việt Nam là đối tác của nhà cung cấp nền tảng số ở nước ngoài) theo mẫu số 01-1/BK-CNKD ban hành kèm theo Thông tư này;
- Bản sao hợp đồng hợp tác kinh doanh (nếu là lần khai thuế đầu tiên của hợp đồng). Cơ quan thuế có quyền yêu cầu xuất trình bản chính để đối chiếu, xác nhận tính chính xác của bản sao so với bản chính.
…
- c) Hồ sơ khai thuế đối với tổ chức, cá nhân khai thuế thay, nộp thuế thay cho cá nhân ủy quyền theo pháp luật dân sự thực hiện theo quy định đối với cá nhân ủy quyền nếu trực tiếp khai thuế.
…
- Nơi nộp hồ sơ khai thuế
- a) Nơi nộp hồ sơ khai thuế đối với tổ chức khai thuế thay, nộp thuế thay cho cá nhân quy định tại khoản 1 Điều 45 Luật Quản lý thuế là cơ quan thuế quản lý trực tiếp tổ chức khai thuế thay, nộp thuế thay. Riêng trường hợp tổ chức, cá nhân khai thuế thay, nộp thuế thay cho cá nhân có thu nhập từ cho thuê bất động sản tại Việt Nam, hồ sơ khai thuế được nộp tại cơ quan thuế quản lý trực tiếp nơi có bất động sản cho thuê.
- b) Nơi nộp hồ sơ khai thuế đối với cá nhân khai thuế thay, nộp thuế thay cho cá nhân ủy quyền theo pháp luật dân sự thực hiện theo quy định đối với cá nhân ủy quyền nếu trực tiếp khai thuế….”
Căn cứ quy định và hướng dẫn nêu trên, về nguyên tắc tổ chức hợp tác kinh doanh với cá nhân thì cá nhân không trực tiếp khai thuế. Tổ chức có trách nhiệm khai thuế giá trị gia tăng đối với toàn bộ doanh thu của hoạt động hợp tác kinh doanh theo quy định của pháp luật về thuế và quản lý thuế của tổ chức mà không phân biệt hình thức phân chia kết quả hợp tác kinh doanh, đồng thời khai thay và nộp thay thuế thu nhập cá nhân cho cá nhân hợp tác kinh doanh. Do đó, trường hợp cá nhân có hợp tác kinh doanh với Công ty thì Công ty có trách nhiệm khai thay, nộp thuế thay cho cá nhân thuế giá trị gia tăng (GTGT) theo quy định tại điểm c khoản 5 Điều 7 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP.
Về hồ sơ khai thuế khai đối với tổ chức khai thuế thay, nộp thuế thay cho cá nhân trong trường hợp cá nhân hợp tác kinh doanh với tổ chức thì Công ty thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều 16 Thông tư số 40/2021/TT-BTC. Trường hợp tổ chức hợp tác kinh doanh với cá nhân là hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh theo quy định tại khoản 5 Điều 51 Luật Quản lý thuế, mà cá nhân có ngành nghề đang hoạt động cùng với ngành nghề hợp tác kinh doanh với tổ chức thì tổ chức và cá nhân tự thực hiện khai thuế tương ứng với kết quả thực tế hợp tác kinh doanh theo quy định.
Về vướng mắc của Công ty liên quan việc lưu trữ chứng từ kế toán không thuộc thẩm quyền hướng dẫn của cơ quan thuế, đề nghị Công ty thực hiện theo Luật Kế toán và chế độ kế toán hiện hành. Trường hợp có vướng mắc, đề nghị liên hệ với đơn vị có thẩm quyền (Cục Quản lý, giám sát kế toán, kiểm toán – Bộ Tài chính) để được hướng dẫn.
Thời gian làm thêm giờ là khoảng thời gian làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường theo quy định của pháp luật, thỏa ước lao động tập thể hoặc nội quy lao động theo quy định tại Điều 107 Bộ Luật lao động năm 2019; Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm giờ và bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 200 giờ trong 01 năm khi đáp ứng đầy đủ các yêu cầu theo quy định tại khoản 2 Điều 107 Bộ Luật lao động năm 2019.
Trường hợp người sử dụng lao động tổ chức làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong năm (đã sử dụng hết 200 giờ trong năm) phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 107 Bộ Luật lao động năm 2019.
Hồ sơ thông báo tổ chức làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong năm của đơn vị cung cấp phải đảm bảo các nội dung theo quy định:
- Thời gian thông báo cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chậm nhất sau 15 ngày kể từ ngày thực hiện làm thêm giờ theo mẫu số 02/PLIV Phụ lục IV khoản 2, Điều 62 ban hành kèm theo Nghị định 145/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 của Chính phủ.
- Phải có sự đồng ý của người lao động khi làm thêm giờ, được ký thành văn bản riêng về các nội dung: Thời giờ làm thêm, địa điểm làm thêm, công việc làm thêm theo quy định Điều 59 Nghị định 145/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 của Chính phủ (Mẫu số 01/PLIV Phụ lục IV).
- Các trường hợp được tổ chức làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm phải đảm bảo theo ngành, nghề, công việc theo quy định tại Điều 107 Bộ Luật lao động năm 2019; Điều 61 Nghị định 145/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 của Chính phủ.
Đối chiếu với các quy định nêu trên, trường hợp công ty đăng ký làm thêm giờ theo "Trường hợp phải giải quyết công việc cấp bách, không thể trì hoãn do tính chất thời vụ, thời điểm của nguyên liệu, sản phẩm" do công ty tự xác định và chịu trách nhiệm theo quy định pháp luật; Đồng thời khi thực hiện thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi phải đảm bảo theo quy định tại Điều 105 Bộ Luật lao động năm 2019.
Căn cứ Khoản 5, Khoản 9 Điều 3 Chương I Luật Đầu tư số: 67/2014/QH13 ngayg 26/11/2014 quy định:
“5. Đầu tư kinh doanh là việc nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư để thực hiện hoạt động kinh doanh thông qua việc thành lập tổ chức kinh tế; đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế; đầu tư theo hình thức hợp đồng hoặc thực hiện dự án đầu tư.
…
- Hợp đồng hợp tác kinh doanh (sau đây gọi là hợp đồng BCC) là hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm mà không thành lập tổ chức kinh tế.”.
Căn cứ khoản 5 Điều 51 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 ngày 13/6/2019 quy định trường hợp hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh phải thực hiện chế độ kế toán và nộp thuế theo phương pháp kê khai:
“Điều 51. Xác định mức thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán thuế
...
- Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có quy mô về doanh thu, lao động đáp ứng từ mức cao nhất về tiêu chí của doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa phải thực hiện chế độ kế toán và nộp thuế theo phương pháp kê khai.”.
Căn cứ điểm c khoản 5 Điều 7 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế quy định về việc khai thuế, nộp thuế đối với trường hợp tổ chức hợp tác kinh doanh với cá nhân:
“Điều 7. Hồ sơ khai thuế
…
- Tổ chức, cá nhân thực hiện khai thuế thay, nộp thuế thay cho người nộp thuế phải có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các quy định về khai thuế, nộp thuế như quy định đối với người nộp thuế tại Nghị định này, bao gồm:
…
- c) Tổ chức hợp tác kinh doanh với cá nhân thì cá nhân không trực tiếp khai thuế. Tổ chức có trách nhiệm khai thuế giá trị gia tăng đối với toàn bộ doanh thu của hoạt động hợp tác kinh doanh theo quy định của pháp luật về thuế và quản lý thuế của tổ chức mà không phân biệt hình thức phân chia kết quả hợp tác kinh doanh, đồng thời khai thay và nộp thay thuế thu nhập cá nhân cho cá nhân hợp tác kinh doanh. Trường hợp tổ chức hợp tác kinh doanh với cá nhân là hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh theo quy định tại khoản 5 Điều 51 Luật Quản lý thuế, mà cá nhân có ngành nghề đang hoạt động cùng với ngành nghề hợp tác kinh doanh với tổ chức thì tổ chức và cá nhân tự thực hiện khai thuế tương ứng với kết quả thực tế hợp tác kinh doanh theo quy định.”.
Căn cứ Thông tư số 40/2021/TT-BTC ngày 01/6/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế Giá trị gia tăng, thuế Thu nhập cá nhân và quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh:
+ Tại Điều 2 quy định về đối tượng áp dụng:
“Điều 2. Đối tượng áp dụng
…
- c) Hợp tác kinh doanh với tổ chức;
…
- Tổ chức hợp tác kinh doanh với cá nhân;
…”.
+ Tại Điều 3 quy định về giải thích từ ngữ:
“Điều 3. Giải thích từ ngữ
…
- “Tổ chức hợp tác kinh doanh với cá nhân” là tổ chức thỏa thuận với cá nhân về việc cùng đóng góp tài sản, công sức để thực hiện hoạt động sản xuất, kinh doanh, cùng hưởng lợi, cùng chịu trách nhiệm theo quy định tại Điều 504 Bộ Luật Dân sự ngày 24/11/2015và các văn bản hướng dẫn hoặc sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế (nếu có).
…”.
+ Tại Điều 8 quy định về phương pháp tính thuế đối với trường hợp tổ chức, cá nhân khai thuế thay, nộp thuế thay cho cá nhân:
“Điều 8. Phương pháp tính thuế đối với trường hợp tổ chức, cá nhân khai thuế thay, nộp thuế thay cho cá nhân
- Tổ chức, cá nhân khai thuế thay, nộp thuế thay cho cá nhân trong các trường hợp sau đây:
…
- b) Tổ chức hợp tác kinh doanh với cá nhân;
…”.
+ Tại Điều 10 quy định về căn cứ tính thuế:
“Điều 10. Căn cứ tính thuế
Căn cứ tính thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh là doanh thu tính thuế và tỷ lệ thuế tính trên doanh thu.
- Doanh thu tính thuế
Doanh thu tính thuế GTGT và doanh thu tính thuế TNCN đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh là doanh thu bao gồm thuế (trường hợp thuộc diện chịu thuế) của toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền hoa hồng, tiền cung ứng dịch vụ phát sinh trong kỳ tính thuế từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả các khoản thưởng, hỗ trợ đạt doanh số, khuyến mại, chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh toán, chi hỗ trợ bằng tiền hoặc không bằng tiền; các khoản trợ giá, phụ thu, phụ trội, phí thu thêm được hưởng theo quy định; các khoản bồi thường vi phạm hợp đồng, bồi thường khác (chỉ tính vào doanh thu tính thuế TNCN); doanh thu khác mà hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh được hưởng không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
- Tỷ lệ thuế tính trên doanh thu
- a) Tỷ lệ thuế tính trên doanh thu gồm tỷ lệ thuế GTGT và tỷ lệ thuế TNCN áp dụng chi tiết đối với từng lĩnh vực, ngành nghề theo hướng dẫn tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
- b) Trường hợp hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh hoạt động nhiều lĩnh vực, ngành nghề thì hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh thực hiện khai và tính thuế theo tỷ lệ thuế tính trên doanh thu áp dụng đối với từng lĩnh vực, ngành nghề. Trường hợp hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không xác định được doanh thu tính thuế của từng lĩnh vực, ngành nghề hoặc xác định không phù hợp với thực tế kinh doanh thì cơ quan thuế thực hiện ấn định doanh thu tính thuế của từng lĩnh vực, ngành nghề theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
- Xác định số thuế phải nộp
Số thuế GTGT phải nộp = Doanh thu tính thuế GTGT x Tỷ lệ thuế GTGT
Số thuế TNCN phải nộp = Doanh thu tính thuế TNCN x Tỷ lệ thuế TNCN
Trong đó:
- Doanh thu tính thuế GTGT và doanh thu tính thuế TNCN theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều này.
- Tỷ lệ thuế GTGT và tỷ lệ thuế TNCN theo hướng dẫn tại Phụ lục I ban hành kèm Thông tư này.”.
+ Tại Điều 16 quy định về quản lý thuế đối với tổ chức, cá nhân khai thuế thay, nộp thuế thay cho cá nhân:
“Quản lý thuế đối với tổ chức, cá nhân khai thuế thay, nộp thuế thay cho cá nhân
- Hồ sơ khai thuế
- a) Hồ sơ khai thuế tháng, quýđối với tổ chức khai thuế thay, nộp thuế thay cho cá nhân trong trường hợp cá nhân hợp tác kinh doanh với tổ chức; tổ chức chi trả cho cá nhân đạt doanh số; tổ chức là chủ sở hữu sàn giao dịch thương mại điện tử; tổ chức tại Việt Nam là đối tác của nhà cung cấp nền tảng số ở nước ngoài (không có cơ sở thường trútại Việt Nam) thực hiện chi trả thu nhập cho cá nhân quy định tại điểm 8.4 Phụ lục I - Danh mục hồ sơ khai thuế ban hành kèm theo Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ, cụ thể như sau:
- Tờ khai thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh theo mẫu số 01/CNKD ban hành kèm theo Thông tư này;
- Phụ lục Bảng kê chi tiết hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh (áp dụng đối với tổ chức, cá nhân khai thuế thay, nộp thuế thay cho cá nhân; cá nhân hợp tác kinh doanh với tổ chức; tổ chức chi trả cho cá nhân đạt doanh số; tổ chức là chủ sở hữu sàn giao dịch thương mại điện tử; tổ chức tại Việt Nam là đối tác của nhà cung cấp nền tảng số ở nước ngoài) theo mẫu số 01-1/BK-CNKD ban hành kèm theo Thông tư này;
- Bản sao hợp đồng hợp tác kinh doanh (nếu là lần khai thuế đầu tiên của hợp đồng). Cơ quan thuế có quyền yêu cầu xuất trình bản chính để đối chiếu, xác nhận tính chính xác của bản sao so với bản chính.
…”.
Căn cứ các quy định nêu trên, trường hợp Công ty ký hợp đồng hợp tác kinh doanh với cá nhân thì Công ty có trách nhiệm khai thuế giá trị gia tăng đối với toàn bộ doanh thu của hoạt động hợp tác kinh doanh theo quy định của pháp luật về thuế và quản lý thuế của tổ chức mà không phân biệt hình thức phân chia kết quả hợp tác kinh doanh, đồng thời khai thay và nộp thuế thay thuế thu nhập cá nhân cho cá nhân hợp tác kinh doanh.
Trường hợp Công ty ký hợp đồng hợp tác kinh doanh với cá nhân kinh doanh theo quy định tại khoản 5 Điều 51 Luật Quản lý thuế, mà cá nhân có ngành nghề đang hoạt động cùng với ngành nghề hợp tác kinh doanh với Công ty thì Công ty và cá nhân tự thực hiện khai thuế tương ứng với kết quả thực tế hợp tác kinh doanh theo quy định.
Phương pháp tính thuế, căn cứ tính thuế, hồ sơ khai thuế, nơi nộp hồ sơ khai thuế, thời hạn nộp hồ sơ khai thuế và thời hạn nộp thuế được thực hiện theo quy định tại Điều 8, Điều 10 và Điều 16 Thông tư số 40/2021/TT-BTC ngày 01/6/2021 của Bộ Tài chính
Căn cứ khoản 5 Điều 10 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định về hóa đơn, chứng từ:
- Tại khoản 5 Điều 10 quy định nội dung của hóa đơn:
“5. Tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua
- a) Trường hợp người mua là cơ sở kinh doanh có mã số thuế thì tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua thể hiện trên hóa đơn phải ghi theo đúng tại giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký thuế, thông báo mã số thuế, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã.
Trường hợp tên, địa chỉ người mua quá dài, trên hóa đơn người bán được viết ngắn gọn một số danh từ thông dụng như: "Phường" thành "P"; "Quận" thành "Q", "Thành phố" thành "TP", "Việt Nam" thành "VN" hoặc "Cổ phần" là "CP", "Trách nhiệm Hữu hạn" thành "TNHH", "khu công nghiệp" thành "KCN", "sản xuất" thành "SX", "Chi nhánh" thành "CN"… nhưng phải đảm bảo đầy đủ số nhà, tên đường phố, phường, xã, quận, huyện, thành phố, xác định được chính xác tên, địa chỉ doanh nghiệp và phù hợp với đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế của doanh nghiệp.
- b) Trường hợp người mua không có mã số thuế thì trên hóa đơn không phải thể hiện mã số thuế người mua. Một số trường hợp bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ đặc thù cho người tiêu dùng là cá nhân quy định tại khoản 14 Điều này thì trên hóa đơn không phải thể hiện tên, địa chỉ người mua. Trường hợp bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho khách hàng nước ngoài đến Việt Nam thì thông tin về địa chỉ người mua có thể được thay bằng thông tin về số hộ chiếu hoặc giấy tờ xuất nhập cảnh và quốc tịch của khách hàng nước ngoài.”
Căn cứ các quy định nêu trên, về nội dung tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua được thể hiện trên hóa đơn, đề nghị Công ty thực hiện theo quy định tại khoản 5 Điều 10 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP.
Căn cứ Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/06/2015 của Bộ Tài chính (được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 3 Thông tư số 25/2018/TT-BTC của Bộ Tài chính) quy định các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế:
“Điều 6. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế
…
- Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:
…
2.6. Chi tiền lương, tiền công, tiền thưởng cho người lao động thuộc một trong các trường hợp sau:
...
- b) Các Khoản tiền lương, tiền thưởng cho người lao động không được ghi cụ thể Điều kiện được hưởng và mức được hưởng tại một trong các hồ sơ sau: Hợp đồng lao động; Thoả ước lao động tập thể; Quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty, Tập đoàn; Quy chế thưởng do Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty.”.
2.9. Chi phụ cấp tàu xe đi nghỉ phép không đúng theo quy định của Bộ Luật Lao động.
Chi phụ cấp cho người lao động đi công tác, chi phí đi lại và tiền thuê chỗ ở cho người lao động đi công tác nếu có đầy đủ hóa đơn, chứng từ được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế. Trường hợp doanh nghiệp có khoán tiền đi lại, tiền ở, phụ cấp cho người lao động đi công tác và thực hiện đúng theo quy chế tài chính hoặc quy chế nội bộ của doanh nghiệp thì được tính vào chi phí được trừ khoản chi khoán tiền đi lại, tiền ở, tiền phụ cấp.
…”
Căn cứ quy định nêu trên, về nguyên tắc việc hạch toán chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN, đề nghị Công ty nghiên cứu thực hiện theo quy định tại Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC (đã được sửa đổi, bổ sung tại Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC. Về vướng mắc cụ thể của Công ty, đề nghị Công ty có văn bản kèm theo hợp đồng hợp tác kinh doanh, tài liệu liên quan gửi đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp Công ty để cơ quan thuế có căn cứ xem xét hướng dẫn theo quy định./.
Kính gửi Qúy Doanh nghiệp.
Về câu hỏi liên quan đến việc ghi giá và nhận thanh toán bằng ngoại tệ, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM (Phòng Quản lý Ngoại hối – Vàng) có ý kiến như sau:
Điều 3 Thông tư số 32/2013/TT-NHNN ngày 26/12/2013 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn thực hiện quy định hạn chế sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam có quy định: “Trên lãnh thổ Việt Nam, trừ các trường hợp được sử dụng ngoại hối quy định tại Điều 4 Thông tư này, mọi giao dịch, thanh toán, niêm yết, quảng cáo, báo giá, định giá, ghi giá trong hợp đồng, thỏa thuận và các hình thức tương tự khác (bao gồm cả quy đổi hoặc điều chỉnh giá hàng hóa, dịch vụ, giá trị của hợp đồng, thỏa thuận) của người cư trú, người không cư trú không được thực hiện bằng ngoại hối”.
Các trường hợp được sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam, doanh nghiệp có thể tham khảo thêm Điều 4 tại Thông tư này.
Trên đây là nội dung trả lời của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM (Phòng Quản lý Ngoại hối – Vàng).
Trân trọng./.
Bảo hiểm xã hội TP.HCM có ý kiến trả lời như sau:
Câu 1: Kính chuyển Sở Lao động Thương binh và xã hội để trả lời theo đúng chức năng thẩm quyền và theo quy định của pháp luật.
Câu 2: Việc đóng BHXH của “phụ cấp cho đội trưởng, đội phó Đội PCCC cơ sở theo quy định Nghị định 136/2020/NĐ-CP”, cơ quan BHXH như sau:
Căn cứ Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015 và Thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH ngày 16/11/2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định đối với người lao động hưởng tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH từ 01/01/2018, gồm:
- Mức lương ghi trong HĐLĐ;
- Phụ cấp lương: phụ cấp chức vụ, chức danh; phụ cấp trách nhiệm; phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; phụ cấp thâm niên; phụ cấp khu vực; phụ cấp lưu động; phụ cấp thu hút và các phụ cấp có tính chất tương tự;
- Các khoản bổ sung xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong HĐLĐ và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương.
Thực hiện theo quy định trên, phụ cấp cho đội trưởng, đội phó Đội PCCC cơ sở theo quy định Nghị định 136/2020/NĐ-CP nếu được giao kết trong HĐLĐ/Phụ lục HĐLĐ và chi trả thường xuyên mỗi kỳ lương thì thuộc khoản tính đóng BHXH./.
- Căn cứ Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 hướng dẫn về thuế thu nhập cá nhân (TNCN);
- Căn cứ Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài Chính hướng dẫn về thuế giá trị gia tăng (GTGT);
- Căn cứ Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định về hóa đơn, chứng từ.
- Căn cứ Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/06/2014 của Bộ Tài chính (đã được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 của Bộ Tài chính) hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp;
- Căn cứ Thông tư 80/2021/TT-BTC ngày 29/9/2021 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định số 126/2020/NĐ-CP;
Trường hợp Công ty theo trình bày ký hợp đồng dịch vụ với đại diện một nhóm cá nhân (cá nhân kinh doanh) cung cấp dịch vụ bốc xếp thành phẩm cho Công ty thì cá nhân kinh doanh phải làm hồ sơ đăng ký kinh doanh để được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế để trực tiếp kê khai nộp thuế GTGT, thuế TNCN đối với hoạt động kinh doanh mà cá nhân cung cấp, cá nhân đại diện liên hệ với cơ quan Thuế địa phương để được hướng dẫn sử dụng, lập hóa đơn điện tử giao cho Công ty làm căn cứ kê khai thuế.
Trường hợp Công ty ký hợp đồng với cá nhân không kinh doanh để thực hiện hoạt động bốc xếp hàng của Công ty thì thu nhập cá nhân nhận được thuộc thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công. Khi chi trả, Công ty có trách nhiệm khấu trừ, kê khai, nộp thuế TNCN từ tiền lương, tiền công theo quy định.
Căn cứ Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Bộ Tài chính quy địnhvề hóa đơn chứng từ
+ Tại Điều 4 quy định nguyên tắc lập, quản lý, sử dụng hóa đơn, chứng từ:
“1. Khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán phải lập hóa đơn để giao cho người mua (bao gồm cả các trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ (trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất); xuất hàng hóa dưới các hình thức cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả hàng hóa) và phải ghi đầy đủ nội dung theo quy định tại Điều 10 Nghị định này, trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử thì phải theo định dạng chuẩn dữ liệu của cơ quan thuế theo quy định tại Điều 12 Nghị định này.”
+ Tại Điều 10 quy định nội dung của hóa đơn:
“6. Tên, đơn vị tính, số lượng, đơn giá hàng hóa, dịch vụ; thành tiền chưa có thuế giá trị gia tăng, thuế suất thuế giá trị gia tăng, tổng số tiền thuế giá trị gia tăng theo từng loại thuế suất, tổng cộng tiền thuế giá trị gia tăng, tổng tiền thanh toán đã có thuế giá trị gia tăng.
…
đ) Trường hợp cơ sở kinh doanh áp dụng hình thức chiết khấu thương mại dành cho khách hàng hoặc khuyến mại theo quy định của pháp luật thì phải thể hiện rõ khoản chiết khấu thương mại, khuyến mại trên hóa đơn. Việc xác định giá tính thuế giá trị gia tăng (thành tiền chưa có thuế giá trị gia tăng) trong trường hợp áp dụng chiết khấu thương mại dành cho khách hàng hoặc khuyến mại thực hiện theo quy định của pháp luật thuế giá trị gia tăng.”
Căn cứ Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Luật thuế thu nhập cá nhân, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân và Nghị định số 65/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân
+ Tại Điều 2 quy định các khoản thu nhập chịu thuế:
“6. Thu nhập từ trúng thưởng
Thu nhập từ trúng thưởng là các khoản tiền hoặc hiện vật mà cá nhân nhận được dưới các hình thức sau đây:
- a) Trúng thưởng xổ số do các công ty xổ số phát hành trả thưởng.
- b) Trúng thưởng trong các hình thức khuyến mại khi tham gia mua bán hàng hóa, dịch vụ theo quy định của Luật Thương mại.
- c) Trúng thưởng trong các hình thức cá cược, đặt cược được pháp luật cho phép.
- d) Trúng thưởng trong các casino được pháp luật cho phép hoạt động.
đ) Trúng thưởng trong các trò chơi, cuộc thi có thưởng và các hình thức trúng thưởng khác do các tổ chức kinh tế, cơ quan hành chính, sự nghiệp, các đoàn thể và các tổ chức, cá nhân khác tổ chức.”
+ Tại Điều 15 quy định căn cứ tính thuế đối với thu nhập từ trúng thưởng:
“Căn cứ tính thuế đối với thu nhập từ trúng thưởng là thu nhập tính thuế và thuế suất.
- Thu nhập tính thuế
Thu nhập tính thuế từ trúng thưởng là phần giá trị giải thưởng vượt trên 10 triệu đồng mà người nộp thuế nhận được theo từng lần trúng thưởng không phụ thuộc vào số lần nhận tiền thưởng.
Trường hợp một giải thưởng nhưng có nhiều người trúng giải thì thu nhập tính thuế được phân chia cho từng người nhận giải thưởng. Người được trúng giải phải xuất trình các căn cứ pháp lý chứng minh. Trường hợp không có căn cứ pháp lý chứng minh thì thu nhập trúng thưởng tính cho một cá nhân. Trường hợp cá nhân trúng nhiều giải thưởng trong một cuộc chơi thì thu nhập tính thuế được tính trên tổng giá trị của các giải thưởng.
Thu nhập tính thuế đối với một số trò chơi có thưởng, cụ thể như sau:
- a) Đối với trúng thưởng xổ số là toàn bộ giá trị tiền thưởng vượt trên 10 triệu đồng trên một (01) vé xổ số nhận được trong một đợt quay thưởng chưa trừ bất cứ một khoản chi phí nào.
- b) Đối với trúng thưởng khuyến mại bằng hiện vật là giá trị của sản phẩm khuyến mại vượt trên 10 triệu đồng được quy đổi thành tiền theo giá thị trường tại thời điểm nhận thưởng chưa trừ bất cứ một khoản chi phí nào.
...
- Thuế suất thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ trúng thưởng áp dụng theo Biểu thuế toàn phần với thuế suất là 10%.
- Thời điểm xác định thu nhập tính thuế
Thời điểm xác định thu nhập tính thuế đối với thu nhập từ trúng thưởng là thời điểm tổ chức, cá nhân trả thưởng cho người trúng thưởng.
…”
Căn cứ khoản 5 Điều 7 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính quy định giá tính thuế
“5. Đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại theo quy định của pháp luật về thương mại, giá tính thuế được xác định bằng không (0); trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại nhưng không thực hiện theo quy định của pháp luật về thương mại thì phải kê khai, tính nộp thuế như hàng hóa, dịch vụ dùng để tiêu dùng nội bộ, biếu, tặng, cho.”
Căn cứ các quy định trên, trường hợp Công ty theo trình bày có thực hiện chương trình khuyến mãi bằng hình thức bốc thăm trúng thưởng 1 xe máy. Nếu chương trình khuyến mại này được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về thương mại và đã được Công ty thông báo với Sở Công thương theo quy định thì khi thực hiện chi trả giải thưởng cho khách hàng, Công ty (là đơn vị kê khai, nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ) lập hóa đơn GTGT giao cho khách hàng, trên hóa đơn ghi tên và số lượng hàng hóa xuất khuyến mại, chỉ tiêu đơn giá, thành tiền, cộng tiền hàng, tổng cộng tiền thanh toán ghi bằng không (0), dòng thuế suất, tiền thuế GTGT không ghi gạch chéo theo quy định tại Điều 7 Thông tư 219/2013/TT-BTC. Công ty có trách nhiệm khấu trừ thuế TNCN từ trúng thưởng theo thuế suất là 10% đối với phần giá trị giải thưởng vượt trên 10 triệu đồng được quy đổi thành tiền theo giá thị trường tại thời điểm nhận thưởng chưa trừ bất cứ một khoản chi phí nào theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Thông tư số 111/2013/TT-BTC.